Rủi ro trong kinh doanh là gì? Đâu là yếu tố dẫn đến rủi ro kinh doanh?

Xác định đầu tư và phát triển mô hình kinh doanh, dù lớn hay nhỏ thì bạn cũng phải chấp nhận gặp phải những rủi ro trong kinh doanh. Bạn có thể lường trước được những rủi ro hay không đều phụ thuộc vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh cũng như khả năng nắm bắt tình hình thị trường để sẵn sàng có những phương án ứng phó làm giảm thiểu hậu quả xuống mức thấp nhất.

Rủi ro trong kinh doanh là gì? Đâu là yếu tố dẫn đến rủi ro kinh doanh?

Rủi ro trong kinh doanh là gì?

Rủi ro trong kinh doanh là tổng mức thiệt hại về vốn đầu tư, tài chính, thi trường,…mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy có nhiều những loại rủi ro khác nhau nhưng chủ yếu các doanh nghiệp sẽ mắc phải các rủi ro về tài chính và các thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay.

Vì sợ gặp rủi ro lớn mà nhiều người không dám đứng ra làm kinh doanh riêng. Thế nhưng thực tế chỉ ra rằng, những người thành công nhất thế giới chính là những người dám thử thách chính mình, không ngại đối đầu với rủi ro và sẵn sàng vượt qua nó một cách hoàn hảo.

Một số loại rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và xảy ra với nhiều cách thức thể hiện. Mỗi rủi ro lại mang đến các tổn thất khác nhau. Nó có thể phụ thuộc vào giai đoạn, lĩnh vực, nguồn gốc, tính chất, chức năng, đối tượng tác động,… Các rủi ro cũng thường xuyên “tiến hóa” theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Có thể kể với các loại rủi ro thường gặp nhất dưới đây.

Rủi ro về vốn

Rủi ro về vốn thường xuất hiện trong trường hợp khi bạn đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp một phần vốn của mình vào công ty. Nếu công ty đó đang có xu hướng phát triển thì dĩ nhiên bạn sẽ thu về cho mình một khoản lợi nhuận đáng kể theo tỉ lệ đóng góp ban đầu.

Tìm Hiểu Thêm:   USP Là Gì? Làm Thế Nào Để Thiết Lập USP Hiệu Quả?

Thế nhưng ngược lại, nếu công ty có dấu hiệu thua lỗ thì số vốn của bạn cũng sẽ bị tác động không nhỏ, thậm chí là bạn có thể mất luôn số vốn đầu tư này. Và việc cần quan tâm lúc nào của bạn chính là tìm cách để cắt đi khoản lỗ sao thấp nhất có thể.

Rủi ro tiền lời

Rủi ro tiền lời liên quan đến trái phiếu. Nếu tiền lời giảm thì các doanh nghiệp sẽ phát hành trái phiếu mua lại và trái phiếu mới với mức lời thấp hơn. Nếu chủ nhân của trái phiếu bán ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào.

rủi ro tiền lời

Rủi ro do thị trường

Rủi ro về thị trường là một trong nhưng loại rủi ro trong kinh doanh thể hiện tình trạng thị trường không có người tham gia mua bán. Ví dụ điển hình đó là tìm trạng thị trường bất động sản bị đóng băng một thời gian dài, nhà kinh doanh không thể bán một căn nhà nào là chuyện thường thấy và họ phải chấp nhận rủi ro này.

Rủi ro về xã hội và nguồn đầu tư nước ngoài

Nếu bạn có liên quan đến các mối đầu tư nước ngoài thì rất có thể sẽ gặp phải rủi ro trong kinh doanh này. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển thì rủi ro về kinh tế, xã hội lại là rất cao do giá trị tiền tệ của quốc gia luôn lên xuống bất thường và không có sự ổn định. Thế nên khi lựa chọn đầu tư dù nhà doanh nghiệp có lãi đi chăng nữa thì vẫn không thể tránh gặp phải các rủi ro.

Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong kinh doanh

Dưới đây là một số những yếu tố điển hình dẫn tới các rủi ro trong kinh doanh và làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp:
  • Biến động trong nhu cầu: sự ổn định trong nhu cầu về sản phẩm sẽ làm giảm tối đa nguy cơ hình thành rủi ro kinh doanh của công ty.
  • Biến động của doanh số: Một doanh nghiệp sở hữu sản phẩm có đầu ra ổn định sẽ phải chịu ít rủi ro kinh doanh hơn gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có sự biến động cao về giá bán trên thị trường.
  • Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí: Những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực công nghệ, dược phẩm luôn phải phụ thuộc vào việc cải tiến dòng sản phẩm một cách liên tục để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của khách hàng và sự phát triển của thị trường. Nếu như doanh nghiệp không chú trọng vào vấn đề này và để sản phẩm trở nên lỗi thời thì việc xảy ra rủi ro trong kinh doanh là điều tất nhiên, thậm chí là còn khiến cho doanh nghiệp thất bại dẫn đến phá sản.
  • Quy mô chi phí cố định: Công ty có thể gặp phải rủi ro trong kinh doanh rất cao nếu như chi phí cố định ở mức độ cao và tổng chi phí không có biến động giảm khi cầu giảm. Vấn đề này còn có cách gọi khác là đòn bẩy hoạt động.
Tìm Hiểu Thêm:   Phân tích chiến lược phân khúc thị trường để thúc đẩy tăng trưởng

Cách giảm thiểu rủi ro

cách giảm thiểu rủi ro

Để tránh các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư cần xây dựng cho mình các kinh nghiệm. Thực hiện các đánh giá, phân tích bên cạnh chấp nhận rủi ro xảy ra. Thông qua các nhìn nhận đây đủ số liệu phân tích trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở nhiều giai đoạn hoạt động khác nhau. Ngoài ra, cách thức tốt nhất để có thể kết hợp, mang đến các tìm kiếm lợi ích nhiều hơn là cách thức trong đầu tư.

Để giảm thiểu rủi ro, người đầu tư không nên chỉ đầu tư vào một lãnh vực, hay khu vực nào duy nhất cả. Tức là việc thực hiện chia nhỏ các giá trị xác định cho đầu tư. Thực hiện nhiều khoản đầu tư cho các chứng khoán khác nhau. Có thể là các thị trường trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Hoặc tham gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau để học hỏi các kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết. Ngoài ra, đảm bảo cho tính chất tìm kiếm các thị trường hoạt động sôi động và hiệu quả nhất.