Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Đặc biệt văn hóa doanh nghiệp chi phối tình cảm, suy nghĩ, hành vi của tất cả thành viên trong doanh nghiệp để tiếp nối và phát huy tốt nhất mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp gồm những thành tựu, sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và đạt được nhằm đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Về tinh thần văn hóa doanh nghiệp còn giúp hình thành thói quen, nề nếp, kỷ luật làm việc theo trình tự, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả.
Văn hóa mỗi doanh nghiệp lại có sự khác biệt và đặc trưng riêng, đòi hỏi nhân viên cũng cần thích ứng và thực hiện đúng để phát triển mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Các yếu tố tạo nên giá trị văn hóa doanh nghiệp
Tầm nhìn
Giá trị cốt lõi
Ví dụ một doanh nghiệp coi trọng thái độ thì tất cả nhân viên trong công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh việc kỷ luật và năng suất làm việc, đối xử, phục vụ khách hàng tận tình, ứng xử với đồng nghiệp hòa thuận, đoàn kết,…
Khi doanh nghiệp coi trọng thái độ thì kể cả bạn có năng lực chưa tốt nhưng bạn có thái độ cầu tiến, hay học hỏi, chăm chỉ, chắc chắn bạn vẫn được tạo cơ hội để phát triển. Đó chính là những ưu điểm của giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đó đề ra.
Thực tiễn
Những chiến lược, tầm nhìn xa của lãnh đạo nếu không được thực tiễn hóa thì nó cũng chỉ là viễn mộng xa vời không thể với đến hay đi xa, bền vững được. Chính vì vậy văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên thực tiễn. Dựa vào chính tiềm lực thực tiễn của doanh nghiệp, nhân viên, công nghệ kỹ thuật để tạo đà phát triển.
Con người
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một phong cách, môi trường làm việc khác nhau, chính vì vậy mà chính sách tuyển dụng cũng khác nhau. Cũng tương tự vậy, nhân viên cũng có những phong cách và yêu cầu về môi trường làm việc khác nhau. Nhân viên sẽ cảm thấy phấn chấn, vui vẻ, tích cực và hăng say làm việc hơn nếu họ được làm trong môi trường thoải mái, phù hợp, có thể cho họ những cơ hội phát triển tốt nhất và dĩ nhiên họ sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp đó.
Sức mạnh của câu chuyện
Môi trường làm việc “mở”
Không những thế còn có các phòng vui chơi giải trí, giải stress hay thư viện để nhân viên có thể đến đọc sách, tìm tài liệu cần thiết cho công việc của mình..
Những lợi ích văn hóa doanh nghiệp mang lại
Tuổi đời của văn hóa doanh nghiệp có thể nhiều hơn tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó. Chúng ta có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp tồn tại hơn một thế kỷ, không ngừng phát triển và mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Đó chính là một nền văn hóa doanh nghiệp được xây dựng vững chắc và thực hiện nghiêm túc ngay từ khi bắt đầu.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến như thế nào?
Để xác định đúng nhất những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Mục đích tồn tại của doanh nghiệp là gì?
- Giá trị nào mà doanh nghiệp tin tưởng vào?
- Doanh nghiệp chúng ta tồn tại với mục đích gì?
- Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là gì?
Bước 2: Nhìn nhận lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại
Hãy nhìn lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại của bạn và đánh giá nó. Nhà lãnh đạo đã gần gũi, kết nối và có sức ảnh hưởng với nhân viên chưa? Các nhân viên có đoàn kết, tương trợ lẫn nhau không? Sự tương tác giữa nhân viên và lãnh đạo như thế nào? Hiệu suất làm việc của nhân viên như thế nào? Họ cảm thấy như thế nào khi làm việc trong doanh nghiệp này? Đó là những thứ người lãnh đạo cần phải khảo sát và đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp của mình để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Bước 3: Đầu tư xây dựng thương hiệu nổi bật
Doanh nghiệp không chỉ đầu tư xây dựng thương hiệu đối với khách hàng mà còn phải xây dựng thương hiệu đối với chính những nhân viên, ứng viên tương lai của mình. Thương hiệu của doanh nghiệp chính là từ những cảm nhận, tình cảm, sự chia sẻ của nhân viên với những người xung quanh.
Bạn có thể lướt facebook và tìm được rất nhiều nhóm có tên “review công ty, doanh nghiệp…”. Đây chính là nơi mà thương hiệu của doanh nghiệp được khảo sát, đánh giá và cũng là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Những ứng viên sẽ lựa chọn nghe theo những đánh giá của những nhân viên đã và đang làm tại doanh nghiệp đó để quyết định có phỏng vấn và làm việc tại doanh nghiệp đó hay không. Đồng thời thương hiệu doanh nghiệp tốt không chỉ đón mời được những ứng viên mới sáng giá mà còn giữ chân những nhân viên cũ, khiến họ tự hào hơn, có thái độ tích cực với chính công việc, nơi mình gắn bó.
Bước 4: Tối ưu quy trình tuyển dụng nhân sự
Để phát triển bền vững và không mất nhiều chi phí cho tuyển dụng thì bạn cần có quy trình tuyển dụng phù hợp nhất. Nên lựa chọn những nhân sự phù hợp nhất ngay từ đầu, bởi lẽ nếu nhân sự không có cùng mục tiêu làm việc, họ có thể sẽ chỉ làm một thời gian ngắn và lại lựa chọn nơi khác để làm việc, hay trong chính công việc, họ không dành hết tâm sức để cống hiến, như vậy chỉ vừa tốn thời gian mà lại không đem lại nhiều giá trị.
Bước 5: Không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp
Để nâng cao giá trị doanh nghiệp lãnh đạo cần nâng cao chính đội ngũ nhân viên. Những phần thưởng sẽ luôn là nguồn động lực giúp nhân viên cố gắng hết sức mình để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất và đây cũng là bí quyết để nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Bước 6: Kiểm soát và đo lường sự hiệu quả
Để kiểm soát hay đo lường hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp bạn có thể làm những cuộc khảo sát kín đối với nhân viên của mình để họ dễ dàng đánh giá, nêu ra những quan điểm về doanh nghiệp, dễ dàng góp ý những tồn tại chưa được giải quyết.
Hãy thường xuyên kiểm soát và đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp để sẵn sàng thay đổi sao cho phù hợp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng, là điểm nhấn để tuyển dụng và duy trì đội ngũ nhân viên gắn bó làm việc cho doanh nghiệp.