Giảm tỉ lệ nhân viên nhảy việc là một trong những bài toán khó mà hầu hết các doanh nghiệp chưa tìm được câu trả lời hoàn hảo. Đây là một trong những vấn đề quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Đồng ý rằng đội ngũ nhân viên trẻ sẽ mang lại những điều mới mẻ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ là yếu tố vững chắc, hỗ trợ nhau thực hiện các chiến lược mới một cách hiệu quả nhất bằng những kinh nghiệm của mình.
Ảnh hưởng của việc nhân viên nhảy việc tới doanh nghiệp
Nhân viên nhảy việc còn gây ra sự bất ổn trong tổ chức. Sự thay đổi liên tục của nhân viên tạo ra sự không ổn định và khó khăn trong quá trình làm việc hàng ngày. Điều này có thể làm suy yếu tinh thần làm việc của nhân viên còn lại và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của toàn bộ tổ chức.
Những nhân viên lâu năm là nền tảng để xây dựng đội ngũ nhân viên vững chắc cho doanh nghiệp. Họ cũng là những yếu tố quan trọng trong nhiều hoạt động, trong đó có việc xây dựng nhân viên kế cận. Vì thế, khi mất thời gian nhưng không thể có được nhân viên trung thành khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong chiến lược phát triển.
Nguyên nhân khiến nhân viên quyết định nhảy việc
- Môi trường làm việc không được như mong muốn: Trong thời gian thử việc ngắn ngủi, nhân viên chưa thực sự xác định được công ty bạn có phải là môi trường lý tưởng hay không. Nhưng khi thực sự tham gia vào công việc, sẽ có những khúc mắc về các vấn đề khác nhau: quy trình làm việc, đồng nghiệp,…
- Công việc không có sự đột phá: Các công việc lặp đi lặp lại hàng ngày rất dễ khiến nhân viên cảm thấy chán nản, đặc biệt là với những người trẻ. Một số nhân viên có nhu cầu liên tục học hỏi và thách thức bản thân. Nếu công việc hiện tại không cung cấp đủ cơ hội để họ phát triển và đa dạng hóa kỹ năng, họ có thể muốn tìm kiếm một công việc mới có cơ hội học hỏi và khám phá.
-
Tiền lương và phúc lợi: Một lý do quan trọng khác là mức lương và các phúc lợi. Nếu nhân viên cảm thấy họ không nhận được đúng giá trị công việc của mình hoặc không có cơ hội tăng lương và thăng tiến, họ có thể tìm kiếm công ty khác có thể đáp ứng mong muốn về thu nhập và lợi ích.
- Thêm vào đó, các cơ hội từ nhiều nơi khác khiến nhân viên của công ty bị lung lay.
Giảm tỉ lệ nhân viên nhảy việc bằng các chương trình đào tạo trúng đích
Để đạt được điều này, đây phải là các chương trình được đầu từ xây dựng thật kỹ lưỡng, theo một lộ trình phù hợp nhất. Các khóa học, bài học được chuẩn bị, thể hiện một cách thú vị nhất. Đây là những nội dung có tính thực tế, sát sườn với công việc cũng như đáp ứng được mong muốn về các kỹ năng còn thiếu của chính nhân viên.
Thêm vào đó, hiệu quả đào tạo có lớn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ học tập của nhân viên. Doanh nghiệp vì thế hãy tìm ra cách giúp nhân viên tiếp cận với việc học một cách chủ động để đạt được hiệu quả cao nhất.
Làm thế nào để xây dựng chương trình đào tạo trúng đích?
- Cách thức đào tạo: Cách thức đào tạo cần dễ dàng để nhân viên tiếp cận với kiến thức. Làm sao để nhân viên cảm thấy việc học tập không phải là gánh nặng. Hiện nay, các giải pháp đào tạo trực tuyến đang phát huy được những tác dụng ưu việt của mình.
- Nội dung đào tạo trúng đích: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả đào tạo. Nội dung ngoài việc sát với công việc, đáp ứng được nhu cầu của nhân viên cần được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng để đạt được hiệu quả tiếp nhận cao nhất.
- Quy trình triển khai: Doanh nghiệp cần có kế hoạch triển khai để tránh nảy sinh các vấn đề không đáng có trong suốt quá trình đào tạo. Điều này cũng là điều kiện thuận lợi cho tâm lý nhân viên khi tham gia đào tạo.
- Tạo động lực và đánh giá: Để nhân viên chủ động tìm hiểu và tham gia tích cực vào việc học tập, doanh nghiệp cần có những hoạt động hỗ trợ cũng như tạo động lực cho nhân viên. Đồng thời đánh giá kết quả đào tạo, quy trình, nền tảng và điều chỉnh nếu cần thiết.