8 sai lầm trong lập mục tiêu và kế hoạch

“Đặt mục tiêu” là xác định điểm đến cuối cùng trên hành trình nỗ lực của bạn; “Lập kế hoạch” là vẽ ra bản đồ chi tiết, để thấy trước từng chặng đường sẽ đi qua trong cuộc chinh phục mục tiêu. Chắc chắn, bạn sẽ không bị lạc đường nếu biết cách đặt mục tiêu và lập kế hoạch. Tuy vậy, dù cho bạn có tầm nhìn rất xa, hay hoạch định rất kỹ; nhưng đôi khi vẫn bỏ sót những “tiểu tiết” quan trọng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để vạch trần 8 sai lầm thường mắc phải trong lập mục tiêu và kế hoạch nhé!

 
8 sai lầm trong lập mục tiêu và kế hoạch

Sai lầm 1: Viễn cảnh mục tiêu không thực tế

Không ai tin những hứa hẹn và không có gì minh chứng cho tham vọng của bạn. Vì vậy, phải thật lý trí và tỉnh táo khi đặt mục tiêu; nhất định phải biết cân bằng giữa khát vọng với khả năng hiện tại.

Đừng đánh tráo khái niệm giữa ước mơ và mục tiêu, mục tiêu là giá trị thực có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Sự thực tế của mục tiêu thể hiện ở các yếu tố: cụ thể, khả thi và đo lường được.

Sai lầm 2: Đánh giá sai tài nguyên ban đầu

Đánh giá sai về bản thân (điểm mù của tính thực tế): bạn sẽ chọn mục tiêu quá sức hoặc phí sức; sự không phù hợp này sẽ dẫn đến 2 hậu quả: không khả thi hoặc không tối ưu.

Đánh giá sai về đối tượng tiềm năng (điểm mù của tính hiệu quả): bạn sẽ đổ toàn bộ nguồn lực vào sai nơi tiêu thụ, thì không thể nào mang lại kết quả như mong muốn.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Thế Nào Để Thu Phục Nhân Viên?

Sai lầm 3: Mục tiêu “tiêu cực”

Bạn muốn tăng cân vì quá tự ti với cơ thể gầy gò không hấp dẫn (hay) Bạn muốn tăng cân để có vóc dáng khỏe – thể lực tốt? Đây là ví dụ cho 2 luồng tư tưởng khi đặt mục tiêu.

Nếu bạn bắt đầu kế hoạch với một mục tiêu tiêu cực, bạn sẽ luôn chăm chăm vào 2 từ “khắc phục”, mong mỏi nhìn thấy kết quả ngay; vì thế, quá trình này sẽ khiến bạn áp lực, nặng nề và dễ muốn từ bỏ.

Nếu bạn bước vào kế hoạch với một năng lượng tích cực thì bạn sẽ cảm nhận được sự “đổi mới”; chấp nhận quá trình và hiểu được nỗ lực mỗi ngày đều là 1 sự “hoàn thành” và “tốt lên”.

Mục tiêu chính là hình dạng khác của động lực.
1617335556 thiet lap muc tieu

Sai lầm 4: Mục tiêu “lan man”

Bạn có thường gặp tình trạng muốn làm tất cả, nhưng tất cả lại không đến đâu?

Nguồn lực là thứ có hạn, nếu bạn đặt quá nhiều mục tiêu thì buộc phải phân tán nguồn lực, việc này dẫn đến tình trạng mất tập trung và ít đầu tư cho những điểm mấu chốt có ý nghĩa thực sự.

Bên cạnh việc sàng lọc mục tiêu, bạn cũng cần biết cách phân loại chúng theo thứ tự ưu tiên, để tạo ra dòng chảy công việc được tối đa và toàn diện.

“Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”.

Sai lầm 5: Mục tiêu của “người khác”

Mùa dịch khó khăn nhưng Sếp muốn phòng kinh doanh phải đạt được KPI cao vượt trội? Đối thủ họ đã đi tới đó, bây giờ mình cũng phải như vậy? Anh thấy người ta đang làm thế này, mình cũng nên…

Tìm Hiểu Thêm:   7 Sai Lầm Cần Tránh Khi Quản Trị Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Đó là những sai lầm thường ảnh hưởng đến quyết định đặt mục tiêu. Hãy nhớ rằng mục tiêu nên được thiết lập dựa trên cơ sở của sự nghiên cứu; giá trị mong muốn cân bằng với năng lực thực tế và chiến lược tổng thể; đảm bảo có thể thực hiện và đo lường. Chứ không nên theo hứng, theo sự “muốn” của một cá nhân hay “chấp vá” và “bắt chước” của người khác; bất chấp sự phù hợp.

 

Có thể bạn quan tâm:  Những điều cần chú ý khi lập kế hoạch kinh doanh

Sai lầm 6: Kế hoạch không đồng bộ

Quá trình lập kế hoạch thường mắc phải 2 vấn đề: Cấp trên áp đặt, làm bị động cấp dưới; cấp dưới không đủ tầm nhìn sẽ phân chia nguồn lực không hiệu quả, công việc không đồng nhất với nhau và không cùng hướng tới mục tiêu chung.

Vì thế quá trình này cần phải có sự thống nhất của tất cả những thành phần liên quan và luôn phải tuân theo quy trình 2 chiều:

  • Đầu não là người vạch ra chiến lược tầm nhìn, phân bổ nguồn lực cho từng mục tiêu; sau đó trao đổi với phòng ban để thống nhất.
  • Phòng ban sẽ là người hiểu được năng lực cốt lõi ở hiện tại và biết cách triển khai kế hoạch một cách phù hợp, chủ động; tìm ra những điểm bất đồng, bất hợp lý và phản hồi lại với cấp trên để tìm hướng giải quyết mới.
kho khan khi lam viec nhom trong doanh nghiep

Sai lầm 7: Phương triện truyền thông kế hoạch kém hiệu quả

Kế hoạch không nên “truyền miệng” mà phải văn bản hóa bằng các phương tiện truyền đạt; để đảm đảm bảo được tính rõ ràng, thống nhất, dễ thực hiện, dễ theo dõi.

Sai lầm 8: Không rà soát tiến độ kế hoạch

Trong quá trình triển khai không tránh khỏi những trục trặc ngoài ý muốn; hoặc đi lệch hướng mục tiêu. Vì thế, khi lập kế hoạch, bạn cần phải nghiên cứu đến phương pháp theo dõi tiến độ công việc; bằng cách chia nhỏ mục tiêu và giới hạn nghiêm thời hạn hoàn thành công việc.

TOPCEO vừa chia sẻ top 8 sai lầm thường gặp trong Lập mục tiêu và lập kế hoạch. Giai đoạn này không chỉ đóng vai trò là “kim chỉ nam” để triển khai một cách đúng đắn; mà còn lại hệ quy chiếu để đo lường, kiểm tra mức độ hiệu quả công việc. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chinh phục thành công bạn nhé!

 

Có thể bạn quan tâm:  Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh