Cần lưu ý rằng, mở rộng quy mô (scale-up) khác với tăng trưởng (grow-up) đơn thuần. Sự khác biệt chính giữa “mở rộng quy mô” và “tăng trưởng” nằm ở mức độ biến động chi phí dựa theo biến động doanh thu. Ở giai đoạn tăng trưởng, khi doanh thu tăng theo cấp số nhân thì chi phí cũng sẽ tăng dần. Còn mở rộng quy mô là khi doanh thu tăng mà không có sự gia tăng đáng kể về nguồn lực, là khi các quy trình được thực hiện liên tục mà không cần nỗ lực thêm, kéo theo đó là sự gia tăng của lợi nhuận.
Thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp có sự nhầm lẫn giữa “mở rộng quy mô” và “phát triển” nên đã không có sự chuẩn bị tốt cho việc tiến hành mở rộng. Cần phải chắc chắn rằng doanh nghiệp có một nền tảng vận hành đủ vững chắc để không kéo theo sự gia tăng chi phí khi doanh thu tăng. Nếu không, điều này có thể dẫn đến những hiệu quả nghiêm trọng như thiếu hụt tài chính và rối loạn chu trình vận hành vốn đang hoạt động ổn định.
Trong bài viết sau đây, TOPCEO sẽ cùng doanh nghiệp đi qua 5 yếu tố quyết định thành công cho quá trình mở rộng quy mô. Đây là những yếu tố cơ bản song doanh nghiệp lại thường hay bỏ qua.
Yếu tố văn hoá
Duy trì văn hoá không khó đối với quy mô doanh nghiệp 10 nhân viên làm việc cùng nhau mỗi ngày. Nhưng khi doanh nghiệp tiến hành mở rộng, số lượng nhân viên nhân lên 100, 1000 và các quy trình tăng lên, giữ gìn văn hoá doanh nghiệp tích cực là điều cần thiết. Vậy nên trước khi bắt tay vào mở rộng quy mô, doanh nghiệp hãy xem xét liệu văn hoá có còn phù hợp, những mặt nào cần điều chỉnh khi quy mô thay đổi.
Yếu tố con người
Steve Jobs cũng bày tỏ quan điểm tương tự: “Một nhóm nhân viên mức A+ có thể hoàn thành công việc một nhóm khổng lồ những nhân viên ở mức B và C.” Để đảm bảo chất lượng đầu ra đồng đều, doanh nghiệp khi mở rộng cần đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn về tuyển dụng.
Trong khi gấp rút chuẩn bị mở rộng, nhiều doanh nghiệp có xu hướng rút ngắn thời gian tuyển dụng và dễ dàng thỏa hiệp với các tiêu chuẩn. Nhưng nếu bạn tuyển đúng người ngay từ đầu, họ sẽ giúp bạn giúp nâng tầm các tiêu chuẩn và văn hóa doanh nghiệp.
Yếu tố về cơ cấu tổ chức
Doanh nghiệp có thể phát triển đội ngũ quản lý kế cận bằng cách thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ. Các chương trình cải thiện kỹ năng mềm, trang bị kỹ năng quản lý cho toàn thể nhân viên, không chỉ giúp nuôi dưỡng quản lý tương lai mà còn nâng cao kỹ năng của mặt bằng chung nhân viên.
Doanh nghiệp cũng có thể cải thiện các chương trình onboarding nhằm giữ chân nhân sự mới. Số lượng nhân sự mới tăng lên đồng nghĩa số lượng ứng viên tiềm năng cho vị trí quản lý tăng lên.
DeVry Education là một ví dụ khi tăng lượng nhân viên mới lên 120 người mỗi tháng thông qua thay đổi chương trình onboarding. DeVry ứng dụng phần mềm quy trình và nâng thời gian onboard của mỗi ứng viên lên tận 1 năm (mức trung bình của ngành là 1 tuần), điều này giúp nâng cao năng lực của nhân sự đầu vào.
Pixar là một ví dụ khác về phát triển chương trình đào tạo cho nội bộ. Thông qua các chương trình về kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm, kỹ năng quản lý,… giúp Pixar đào tạo được đội ngũ nhân viên phù hợp với văn hoá công ty và sẵn sàng đảm đương các vị trí quan trọng.
Yếu tố công nghệ
- Công ty có thể phát triển hoặc nên phát triển nhanh đến mức nào?
- Công ty sẵn sàng đánh đổi chất lượng đến mức nào để đẩy nhanh tốc độ triển khai công nghệ?
Ở câu hỏi đầu tiên, một giả định phổ biến cho rằng doanh nghiệp cần phát triển càng nhanh càng tốt về mặt con người, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Công ty có thể mở rộng quy mô nhanh đến mức nào phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị về văn hoá, con người, cơ cấu tổ chức, công nghệ, tài chính, kế hoạch, cả về hữu hình lẫn vô hình.
Ở câu hỏi thứ hai, một số doanh nghiệp lựa chọn đánh đổi chất lượng công nghệ để đẩy nhanh tốc độ triển khai trong giai đoạn startup. Nhưng giai đoạn mở rộng sau đó sẽ đòi hỏi doanh nghiệp nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Lúc này, đánh đổi trước đây sẽ trở thành các vấn đề về nâng cấp và bảo trì, buộc doanh nghiệp phải giải quyết. Doanh nghiệp có thể sẵn sàng đánh đổi nhưng cần phải tính toán được lượng vấn đề và khả năng giải quyết vấn đề.
Yếu tố tài chính
Trong quá trình mở rộng, các quyết định tài chính cần phải phù hợp với chiến lược tài chính. Doanh nghiệp cần tự đặt ra những câu hỏi, rằng liệu một sự thay đổi nhỏ trong tốc độ tăng trưởng có nghĩa là có thể trang trải chi phí tăng thêm nhân sự không; hay tốc độ tăng trưởng có bù đắp được chi phí không.
Trong thời điểm tăng trưởng vàng, nhiều doanh nghiệp đã vội vàng thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô mà vội vàng bỏ qua các yếu tố chủ chốt. Chỉ khi bắt đầu gặp khó khăn, doanh nghiệp mới bắt đầu chẩn đoán vấn đề và đi tìm giải pháp, khi đó vấn đề đã được nhân lên theo quy trình và thành các rào cản lớn khó có thể vượt qua. Vì vậy, để quá trình mở rộng quy mô diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị kỹ càng giải pháp cho các vấn đề trên mọi phương diện, từ năng lực (đội ngũ, tài chính, sản phẩm…) cho đến năng suất (hệ thống, quy trình…).
Nói tóm lại, con đường từ kinh doanh nhỏ lẻ đến sở hữu một doanh nghiệp chuỗi không thể đạt được nếu không hệ thống hóa các quy trình nội bộ, và cũng rất khó để duy trì lâu dài nếu không nuôi dưỡng được đội ngũ và văn hoá doanh nghiệp đủ mạnh.
Với sự hỗ trợ của công nghệ trong nhân bản nhân lực, quy trình và tư tưởng, hành trình mở rộng quy mô doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. TOPCEO hy vọng có thể đồng hành cùng bạn trên hành trình đó!