Thách Thức Và Giải Pháp Cho Những Vấn Đề Trong Quản Trị Dòng Tiền Của Doanh Nghiệp

Quản trị dòng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kế hoạch tài chính chi tiết để quản lý tiền mặt, đưa ra các quyết định hợp lý về đầu tư và tài trợ, và theo dõi các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp để phát hiện và giải quyết các vấn đề sớm nhất có thể. Cùng TOPCEO tìm hiểu về các thách thức và giải pháp cho những vấn đề trong quản trị dòng tiền của doah nghiệp qua bài viết sau.

Trong cuộc khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh thất bại của U.S Bank, hơn 82% cho biết sự thất bại của họ phần lớn ở các vấn đề liên quan tới dòng tiền.
 

Vai trò của quản trị dòng tiền

Thường được ví von như việc điều khiển dòng máu trong “cơ thể” doanh nghiệp, về cơ bản việc quản trị dòng tiền giúp doanh nghiệp:
 

Huy động để đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của quản trị dòng tiền trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời điểm và đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Thách Thức Và Giải Pháp Cho Những Vấn Đề Trong Quản Trị Dòng Tiền Của Doanh Nghiệp
Quản trị dòng tiền đảm bảo rằng có đủ dòng tiền để đầu tư cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
 

Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

Quản trị dòng tiền đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, hợp đồng làm ăn trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra sự lựa chọn tối ưu nhất.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
 

Tìm Hiểu Thêm:   Văn Hóa Doanh Nghiệp – Chìa Khóa Tối Ưu Năng Suất Và Giữ Chân Người Tài

Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua các tình hình các nguồn thu chi và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.

Những thách thức các doanh nghiệp phải đối mặt trong vấn đề quản trị dòng tiền và các giải pháp

 

Chi phí cao

Các chi phí vận hành xoay quay hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến việc quản trị dòng tiền. Ví dụ cụ thể về các chi phí như tiền thuê cơ sở vật chất, điện thoại, lương nhân viên, thuế… Rất nhiều doanh nghiệp mắc phải tình trạng doanh thu mang về không đủ bù lại chi phí vận hành rồi rơi vào kết cục phá sản.

Vấn đề này đặc biệt khó khăn và dai dẳng. Các chi phí sẽ hút khô dòng tiền của doanh nghiệp từng ngày cho đến khi vấn đề thực sự được giải quyết.

chi-phi-cao
Để giữ được cạnh tranh và tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải giảm chi phí cao bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, tìm nguồn cung cấp giá rẻ, tăng năng suất lao động và cắt giảm chi phí quảng cáo và marketing.

Giải pháp cho vấn đề này đơn giản, nhưng lại không hề dễ dàng. Hãy kiểm tra chi phí của doanh nghiệp và cắt giảm ở những nơi có thể. Cần cẩn thận trong việc cắt giảm, vì cách này có thể gây thương tổn tới doanh nghiệp.

Nếu đó là những khoảng không thể cắt giảm, hãy tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn. Trên thực tế, các doanh nghiệp cần kiểm toán chi phí thường xuyên để đảm bảo rằng chi phí hoạt động luôn phù hợp.
 

Thanh toán chậm

Những đơn hàng bị thanh toán chậm là nguyên nhân phổ biến cho các vấn đề về dòng tiền. Để có thêm các khách hàng, những doanh nghiệp luôn phải cung cấp các điều khoản thanh toán ưu đãi cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ không thể chờ đợi khoản thanh toán này quá lâu. Họ cần được thanh toán tiền mặt sớm hơn trang trải cho những hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng kinh doanh. Việc thanh toán chậm tạo ra các vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp, kể cả khi nó đang trên đà phát triển.

Tìm Hiểu Thêm:   4 lý do vì sao doanh nghiệp cần chuẩn hóa quy trình làm việc

Giải pháp là hãy cung cấp cho khách hàng một động lực để thanh toán nhanh hơn. Một lời đề nghị giảm giá 2% để đổi lấy khoản thanh toán trong 10 ngày có thể thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh chóng. Tuy nhiên, ưu đãi này cần được đàm phán trực tiếp với từng khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu thanh toán trước hoặc nên theo dõi các khách hàng thanh toán chậm để đưa ra những chính sách phù hợp.
 

Các khoản nợ xấu

Các khoản nợ xấu xảy ra khi doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng, đối tác không trả tiền. Nợ xấu gây tác hại rất rõ ràng với dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giải pháp cho vấn đề này là xem xét mức độ đáng tin cậy của khách hàng, đối tác trước khi quyết định hợp tác hay gia hạn điều khoản thanh toán. Chỉ nên làm việc với các khách hàng, đối tác có tín dụng tốt và hồ sơ thanh toán đảm bảo. Những người khác nên áp dụng thanh toán trước cho đến khi họ đã xây dựng một hồ sơ theo dõi với doanh nghiệp. Chiến lược này có thể khiến doanh nghiệp giảm doanh số. Tuy nhiên xét lâu dài, nó sẽ chỉ khiến doanh nghiệp mất đi những rủi ro tín dụng không đáng có.
 

Năng lực quản trị dòng tiền của doanh nghiệp

Năng lực cán bộ quản lý tài chính trong doanh nghiệp còn yếu chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, thiếu kinh nhiệm ứng phó với những cú sốc của thị trường. Các doanh nghiệp cũng không có kế hoạch dài hạn cho dòng tiền của mình. Các kế hoạch ngân sách chi được xây dựng độc lập, hoặc phục vụ cho các mục tiêu riêng lẻ và không phù hợp, tách biệt với chiến lược và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

quan-tri-dong-tien
Doanh nghiệp cần nâng cao các kiến thức về quản lý tài chính cho cán bộ tài chính.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa ban hành cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ quản trị dòng tiền hoặc nghiệp vụ tài chính dẫn đến các bộ phận thường gặp khó khăn khi thực hiện các nghiệp vụ này.

Tìm Hiểu Thêm:   4 Sai lầm phổ biến khiến quản lý “gánh thêm việc vào người”

Giải pháp ở đây cần nâng cao các kiến thức về quản lý tài chính cho cán bộ tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên cử hoặc tạo điều kiện các các bộ quản lý tài chính tham gia các khoá học ngắn, dài hạn để nâng cao trình độ quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại.

Thêm vào đó cũng cần công nghệ hoá đội ngũ nhân viên tài chính. Thường xuyên cử họ đi dự các hội thảo chuyên ngành nhằm học hỏi và cập nhập những mô hình quản trị tài chính mới áp dụng vào doanh nghiệp.
 

Ảnh hưởng từ thị trường và các biến động kinh tế

Dưới tác động của những biến động kinh tế nói chung và nền kinh tế thị trường của Việt Nam nói riêng cùng sự cạnh tranh khốc liệt trên từng lĩnh vực kinh doanh. Ta có thể đánh giá rằng sức mua của người tiêu dùng yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chậm, hàng tồn kho tăng nhanh.

Năm 2019, sau hơn 4 năm bám trụ tại Việt Nam, Auchan Holding – một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Pháp và châu Âu với gần 360.000 nhân viên tại 18 quốc gia trên thế giới đã chính thức tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam vì hoạt động thua lỗ. Một trong những nguyên do chủ yếu đến từ việc chọn sai phân khúc khách hàng đã khiến doanh nghiệp không đạt được doanh số định mức để hoà vốn và bắt đầu có lãi. Tình trạng này kéo dài khiến Auchan mất kiểm soát về dòng tiền và buộc phải “rút quân”.

Các doanh nghiệp cần tối ưu hóa quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho để giải phóng dòng tiền. Nếu các doanh nghiệp giải quyết triệt để vấn đề này thì nguồn tiền sẽ không bị ứ đọng, thanh khoản của doanh nghiệp sẽ luôn ở hệ số an toàn. Quan trọng hơn, trước khi sản xuất doanh nghiệp phải dự đoán nhu cầu của trị trường, dự đoán số lượng hàng hóa mà công ty có thể bán ra. Việc thiếu am hiểu về thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh cũng là nguyên nhân cho việc sản xuất dư thừa, dẫn đến tồn kho, ứ đọng vốn của các doanh nghiệp

Bên cạnh đó, cần phải có các dự báo dòng tiền được cập nhật thường xuyên và liên tục để doanh nghiệp có thể kiểm soát, cân đối dòng tiền ra vào . Từ đó đưa ra những chiến lược hoạt động tối ưu.