Mô hình ASK là gì?
Mô hình ASK là một mô hình giáo dục được phát triển vào năm 1956 bởi Benjamin Bloom, một nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ. Mô hình ASK ban đầu được phát triển nhằm nghiên cứu các mục tiêu học tập và phân tích quá trình học của học sinh.
Đây là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Ngày nay, ASK đã được sử dụng phổ biến và chuẩn hóa thành mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 yếu tố:
- Mức độ Phẩm chất/ thái độ – Attitude: Nhóm thuộc về phạm vi tình cảm, cảm xúc. Là những trạng thái tinh thần, nhận thức và hành vi của nhân sự khi tiếp nhận và xử lý công việc.
- Kỹ năng – Skills: Là năng lực ứng dụng kiến thức để hoàn thành công việc. Với các cấp độ như: bắt chước, ứng dụng, vận dụng và vận dụng sáng tạo.
- Kiến thức – Knowledge: Là yếu tố thuộc về năng lực tư duy của mỗi cá nhân. Kiến thức bao gồm những dữ liệu thông tin, sự hiểu biết có được nhờ quá trình giáo dục, tự trải nghiệm hoặc tự học.g vào các tình huống thực tế. Họ có khả năng áp dụng, phân tích, tổ chức và đánh giá kiến thức của mình.
Các yếu tố này sẽ được cụ thể hoá hơn tùy thuộc vào đặc thù và mong muốn của từng doanh nghiệp. Công việc càng phức tạp thì yêu cầu về kiến thức và kỹ năng càng cao. Nó nhấn mạnh sự phát triển của tư duy và hiểu biết từ các mức độ đơn giản đến phức tạp.
Mô hình ASK thường được áp dụng để đánh giá năng lực ứng viên trong tuyển dụng và quá trình nhân sự làm việc tại doanh nghiệp. Ví dụ khi tuyển dụng vị trí Chuyên viên tư vấn kinh doanh phần mềm B2B, các yếu tố trong mô hình ASK được áp dụng như sau:
- Kiến thức – Knowledge: Case study tư vấn & triển khai Chuyển đổi số; Kiến thức quản trị Doanh nghiệp; Trải nghiệm khách hàng B2B…
- Kỹ năng – Skills: Kỹ năng khai thác nhu cầu khách hàng, tư vấn và demo sản phẩm phần mềm; Khả năng thương lượng – hợp tác – triển khai chuyên nghiệp cho khách hàng.
- Thái độ – Attitude: Chăm chỉ, ham học hỏi, lăn xả, rèn luyện bản thân liên tục; Tính chủ động, nhạy bén trong công việc.
Vai trò của mô hình ASK trong doanh nghiệp
Theo khảo sát của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM), 93% trong số 500 Giám đốc điều hành cho rằng, các mô hình đánh giá năng lực quyết định tính hiệu quả trong công tác quản trị nhân sự của họ.
Là một trong những mô hình năng lực được dùng phổ biến, mô hình năng lực ASK mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
Sàng lọc và đánh giá ứng viên khi tuyển dụng
Mô hình năng lực ASK đặc biệt hữu ích trong công tác tuyển dụng, giúp bộ phận nhân sự rút ngắn thời gian và chọn được ứng viên tiềm năng. Căn cứ vào những dữ liệu về thái độ, kiến thức, kỹ năng cho vị trí cần tuyển, bộ phận nhân sự sẽ cụ thể hóa thành tin tuyển dụng. Sau đó sàng lọc các hồ sơ ứng viên phù hợp với những tiêu chuẩn đã được đề ra. Điều này giúp doanh nghiệp loại bỏ bớt các ứng viên không đáp ứng tiêu chuẩn và “chắt lọc” được các hồ sơ có tiềm năng để bước vào vòng phỏng vấn.
Để có một quy trình tuyển dụng thành công, các tiêu chí trong mô hình ASK cần phải được áp dụng xuyên suốt. Trước buổi phỏng vấn, bộ phận tuyển dụng cần chuẩn bị các câu hỏi để khai thác, xác minh kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng ứng viên.
Ví dụ, khi tuyển dụng vị trí marketing, bạn có thể sử dụng những câu hỏi như:
- Hãy kể một vài chiến dịch Marketing nổi bật mà bạn đã tham gia. Bạn đóng vai trò gì trong đó?
- Bạn làm cách nào để biết được chiến dịch truyền thông mình thực hiện có hiệu quả hay không?
- …
Ngoài việc đánh giá thái độ ứng viên qua các vòng tuyển dụng, bộ phận nhân sự có thể chuẩn bị thêm bài test về văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp bạn đánh giá được độ phù hợp về văn hóa, khả năng gắn bó lâu dài của ứng viên.
Như vậy, việc áp dụng hiệu quả mô hình ASK sẽ giúp quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp được chuẩn hóa và chuyên nghiệp hơn.
Đánh giá nhân sự hiệu quả, nâng cao hiệu suất làm việc
Doanh nghiệp có thể xây dựng khung năng lực đánh giá nhân sự nội bộ dựa trên 3 yếu tố của mô hình ASK. Rồi căn cứ vào đó để đưa ra các quyết định bổ nhiệm, giao việc, hay khen thưởng, khiển trách,… khách quan, hợp lý. Bên cạnh đó, dựa vào khung đánh giá năng lực, nhân viên cũng biết được kỳ vọng từ phía doanh nghiệp để có thêm động lực cố gắng, nâng cao hiệu suất làm việc.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ đánh giá nhân sự định kỳ (theo tháng/quý/năm) hoặc khi kết thúc thời gian thử việc, hết hạn hợp đồng, sau mỗi dự án…
Áp dụng mô hình ASK trong đánh giá nhân sự
Thực tế, việc áp dụng mô hình ASK để đánh giá năng lực nhân viên sao cho chính xác không phải là điều dễ dàng. Doanh nghiệp cần xây dựng khung tham chiếu phù hợp với từng vị trí, cấp bậc. Các tiêu chí đặt ra phải được đo lường cụ thể, tốt nhất là có công cụ hỗ trợ để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân sự.
Xây dựng thang đo đánh giá nhân sự
Về Thái độ – Attitude |
|
Về Kỹ năng – Skills |
|
Về Kiến thức – Knowledge |
|
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn và đánh giá cao những nhân viên có phẩm chất tốt / thái độ làm việc tích cực. Bởi kỹ năng, kiến thức là thứ có thể học và đào tạo, còn thái độ thì cần sự hoàn thiện, tự phát triển từ trong chính bản thân mỗi cá nhân.
Kiến thức hay kỹ năng đều có thể đào tạo được, chỉ có thái độ thì không!
Đánh giá định kỳ và phát triển
Mô hình ASK có thể được áp dụng như một công cụ đánh giá định kỳ để theo dõi tiến trình phát triển của nhân viên. Bằng cách liên tục đánh giá và cung cấp phản hồi xây dựng, nhân viên có thể nhận ra những thay đổi và cải thiện cá nhân cần thiết và cảm thấy được sự phát triển trong sự nghiệp.
Khám phá tiềm năng
Mô hình ASK khuyến khích việc khám phá và phát triển tiềm năng của nhân viên. Đánh giá nhân sự có thể tập trung vào việc xác định các lĩnh vực mà nhân viên có tiềm năng phát triển và phân công cho họ các nhiệm vụ và dự án phù hợp. Điều này thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tạo điều kiện cho sự nâng cao hiệu suất và đóng góp của nhân viên trong tổ chức.
Tóm lại, áp dụng mô hình ASK trong đánh giá nhân sự giúp đánh giá một cách toàn diện các khía cạnh của nhân viên, từ nhận thức và điểm mạnh đến kiến thức và khám phá tiềm năng. Việc sử dụng mô hình ASK trong quá trình đánh giá nhân sự giúp tạo ra một hệ thống đánh giá công bằng và đồng thời tạo điều kiện để nhân viên phát triển và đóng góp tốt nhất cho tổ chức.