Product Life Cycle – Vòng Đời Sản Phẩm Và Tầm Quan Trọng Của Mỗi Giai Đoạn

Vòng đời sản phẩm là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực marketing miêu tả lại quá trình một sản phẩm từ lúc bắt đầu ý tưởng cho đến khi rời khỏi kệ. Cùng TOPCEO tìm hiểu về vòng đời sản phẩm và các giai đoạn của vòng đời sản phẩm qua bài viết dưới đây.

 
Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là quy trình của sản phẩm, từ lúc bắt đầu lên ý tưởng cho tới khi thiết kế, phát triển, đưa ra ngoài thị trường, sử dụng, bảo trì cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường kinh doanh.
Mục đích chính của việc xác định vòng đời sản phẩm là giúp cho các nhà quản trị marketing nắm bắt được các giai đoạn khác nhau thông qua những minh chứng từ quá trình thay đổi lợi nhuận và tăng trường doanh số.

Một sản phẩm không cần thiết phải có đầy đủ tất cả các giai đoạn, ngắn hay dài còn phụ thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh. Vòng đời của sản phẩm có thể tiếp tục phát triển và kéo dài trong dài hạn, ví dụ như: đồ tiêu dùng, sữa…
 

Các giai đoạn của vòng đời sản phẩm

Vòng đời sản phẩm trong marketing bao gồm 4 giai đoạn: giới thiệu sản phẩm – phát triển sản phẩm – trưởng thành và suy thoái. Thông thường các giai đoạn này sẽ được các nhà quản trị ứng dụng nhiều trong các chiến lược giá cũng như quản lý sản phẩm và đặc biệt có lợi trong quá trình lên ngân sách cho các chiến dịch marketing/tiếp thị.

Product Life Cycle – Vòng Đời Sản Phẩm Và Tầm Quan Trọng Của Mỗi Giai Đoạn
Vòng đời sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm

Đây là giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường. Thông thường giai đoạn này sẽ được thực hiện sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ phải bỏ khá nhiều chi phí cho quảng bá sản phẩm và thương hiệu, do đó giá thành của sản phẩm ở giai đoạn này thường rất cao. Ngoài ra doanh thu mang lại cũng không đủ để bù vào các chi phí, điều này dẫn đến doanh nghiệp thường sẽ bị lỗ trong giai đoạn đầu tiên này.

Tìm Hiểu Thêm:   Bí Quyết Kinh Doanh Thành Công Trong Ngành Bán Lẻ

Giai đoạn phát triển

Trong giai đoạn này, khách hàng đã biết đến sản phẩm và doanh nghiệp nhiều hơn do các chiến lược marketing mở rộng thị trường. Doanh thu cũng ổn định hơn so với giai đoạn giới thiệu sản phẩm.

Các chi phí phải bỏ ra của doanh nghiệp cũng được giảm dần và kéo theo giá thành của sản phẩm của không còn cao như giai đoạn trước. Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này. Vì thế, mặc dù doanh thu kiếm được tăng và bù vào các khoản chi tiêu giúp doanh nghiệp hòa vốn thì khó khăn trước mặt vẫn còn rất nhiều.

Giai đoạn trưởng thành

Trong giai đoạn này, sản phẩm đã tạo được vị trí đứng trong lòng người tiêu dùng. Đây là giai đoạn được đánh giá ổn định nhất của sản phẩm do mức chi phí giảm xuống thấp nhất và giá thành ổn định. Lượng khách hàng tuy không nhiều như ở giai đoạn trước nhưng lại đều đặn và gắn bó với sản phẩm lâu hơn.

Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược nghiên cứu, phát triển và xây dựng điểm khác biệt để làm lợi thế cạnh tranh.

Giai đoạn suy thoái

Là giai đoạn cuối cùng để quyết định xem vòng đời của sản phẩm sẽ tiếp tục hay kết thúc. Ở giai đoạn này, số lượng đối thủ cạnh tranh sẽ cao nhất khiến doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí để đầu tư. Bên cạnh đó, giá thành của sản phẩm cũng được hạ xuống nhằm mục đích kích thích nhu cầu mua của khách hàng. Tỷ lệ doanh thu thu về cũng giảm xuống một cách rõ rệt.

Tìm Hiểu Thêm:   Tiếp Thị Thành Công: 6 Mẹo Xúc Tiến Bán Hàng

Do đó nếu không có các chiến lược phát triển, nghiên cứu phù hợp thì sản phẩm sẽ kết thúc vòng đời tại đây. Ngược lại, nếu như biết quảng bá, xây dựng đúng cách, sản phẩm hoàn toàn có thể phất lên.

Phương thức xác định vòng đời sản phẩm

vong-doi-cua-san-pham
Phương thức xác định vòng đời sản phẩm

Để có thể xác định được vòng đời sản phẩm, bạn có thể dựa trên các yếu tố sau:

  • Yếu tố nội tại: Doanh nghiệp cần thu thập các thông tin định lượng. Ví dụ như: mức độ tăng trưởng, chi phí đầu tư, giá thành sản phẩm, doanh số bán hàng.
  • Yếu tố bên ngoài: Một trong những yếu tố bên ngoài rõ ràng nhất để xác định giai đoạn của sản phẩm chính là đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra yếu tố thị trường cũng đóng một vai trò không nhỏ.

Làm cách nào để kéo dài vòng đời sản phẩm?

Để kéo dài vòng đời sản phẩm, các doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp để tối ưu hóa sản phẩm và nắm bắt được xu hướng thị trường. Dưới đây là một số cách để kéo dài vòng đời sản phẩm:

Nâng cấp sản phẩm: Các doanh nghiệp có thể nâng cấp sản phẩm để tăng tính năng và giá trị cho khách hàng. Việc cải tiến sản phẩm giúp sản phẩm có thể cạnh tranh được với các sản phẩm mới ra mắt trên thị trường.

Tìm kiếm thị trường mới: Các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường của sản phẩm bằng cách tìm kiếm khách hàng mới hoặc đưa sản phẩm đến các thị trường mới. Việc mở rộng thị trường giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tăng doanh số bán hàng.

Phát triển sản phẩm phụ: Các doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm phụ để tăng tính đa dạng cho khách hàng. Việc cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau giúp tăng doanh số và giữ chân khách hàng trung thành với thương hiệu.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Thế Nào Để Biết Doanh Nghiệp Bạn Kinh Doanh Có Hiệu Quả Không?

Chiến lược giá cả: Các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược giá cả để tăng doanh số và đưa sản phẩm vào giai đoạn trưởng thành. Việc đưa ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi hoặc tăng giá trị sản phẩm giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số.

Đầu tư vào quảng cáo và tiếp thị: Các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị để giữ chân khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới. Việc đầu tư vào quảng cáo và tiếp thị giúp sản phẩm tiếp tục được nhận biết và giữ vững thị phần của mình trên thị trường.

Cải tiến chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp cần cải tiến chất lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng và tạo lòng tin. Việc cải tiến chất lượng sản phẩm giúp tăng độ tin cậy và giảm tối đa sự cố kỹ thuật, tăng cường uy tín của sản phẩm trên thị trường.

Tóm lại, để kéo dài vòng đời sản phẩm, các doanh nghiệp cần liên tục nâng cao sản phẩm, cập nhật các xu hướng thị trường, đầu tư vào quảng cáo và tiếp thị, tăng tính đa dạng cho sản phẩm, áp dụng chiến lược giá cả phù hợp và cải tiến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần luôn đưa ra các nghiên cứu thị trường để theo dõi sự thay đổi của nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh và sản phẩm phù hợp.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần có khả năng thích nghi với sự thay đổi của thị trường và không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Việc kéo dài vòng đời sản phẩm không chỉ mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp mà còn giúp thương hiệu trở nên bền vững và có uy tín trong mắt khách hàng.