7 Sai Lầm Cần Tránh Khi Quản Trị Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản trị doanh nghiệp, nhất là các công ty, xí nghiệp có quy mô nhỏ. Thiếu kiến thức quản trị doanh nghiệp bài bản, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp chủ doanh nghiệp thường mắc phải những sai lầm gì? Dưới đây là 7 sai lầm thường gặp khi quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.

90% doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên từ nghề sụp đổ vì làm doanh nghiệp theo bản năng, theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức quản trị, thiếu tính hệ thống, quy trình, dẫn đến mất kiểm soát.

1. Thiếu tầm nhìn, chiến lược

Trong thực tế, có rất nhiều CEO, chủ doanh nghiệp khi mới thành lập công ty:
  • Không có định hướng tầm nhìn cho doanh nghiệp khiến
  • Không có kế hoạch hàng năm cho doanh nghiệp làm gì để cân bằng và phát triển bền vững.
  • Không có chiến lược mô hình kinh doanh, sản phẩm, marketing… giúp doanh nghiệp dẫn đầu thị trường
7 Sai Lầm Cần Tránh Khi Quản Trị Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Sai lầm trong quản trị doanh nghiệp – Thiếu tầm nhìn chiến lược

 

Một tầm nhìn chiến lược là giải đáp cho câu hỏi: “Doanh nghiệp của chúng tôi muốn trở thành gì?” và thường là một câu nói truyền cảm hứng, rõ ràng và đáng nhớ, thể hiện vị trí lâu dài của công ty. Nó thúc đẩy nhân viên nỗ lực thêm và thường mang lại hiệu suất cao hơn.

2. Năng lực tổ chức và vận hành doanh nghiệp kém

95% doanh nghiệp thất bại do không tổ chức, vận hành theo hệ thống.
  • Không có hệ thống văn hóa, giá trị cốt lõi gắn kết, tạo động lực cho nhân viên
  • Không có hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu khiến nhân viên làm việc rời rạc, mất phương hướng
  • Không có mô tả công việc, trách nhiệm, quyền lợi của nhân sự.
  • Không có mẫu báo cáo, kế hoạch khoa học, hiệu quả
  • Không đo được hiệu quả phòng ban, đánh giá, ghi nhận nhân viên theo cảm tính
  • Không xây dựng được hạn mức tài chính cho từng phòng ban.
  • Không hiểu được luồng công việc của từng phòng ban và từng nhân sự.
  • Không có chính sách lương thưởng rõ ràng
  • Không có lộ trình công danh, lộ trình đào tạo khiến nhân viên gắn bó, tràn đầy nhiệt huyết công việc.
Hệ thống vận hành doanh nghiệp được ví như xương sống của tổ chức bởi nó đóng vai trò định hình cách thức các nguồn lực được sử dụng và tương tác với nhau. Muốn bộ máy doanh nghiệp hoạt động trơn tru, hiệu quả thì phải tạo dựng được nền móng vững chắc, quy củ ngay từ đầu.

 

Tìm Hiểu Thêm:   Bí Quyết Quản Lý Doanh Nghiệp Nhỏ Và Siêu Nhỏ Thành Công Từ CEO Sabrina Parsons

3. Sai lầm trong công tác lập kế hoạch

Kinh doanh không lập kế hoạch là đang lập kế hoạch cho sự thất bại. Đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam rất ít khi lập cho mình một bản chiến lược, một bản kế hoạch hành động bài bản hoặc chi tiết, hoặc nếu có lập cũng chỉ để cho có. Và kế hoạch thất bại là lẽ đương nhiên.

Các nhà lãnh đạo trực tiếp tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp thường nghĩ rằng mình có chiến lược “Trong đầu” với một đội ngũ kinh doanh, sản xuất giỏi là đủ. Hoặc kế hoạch kinh doanh đơn thuần chỉ là những con số trên giấy tờ, đủ để nhìn thấy lợi ích cho doanh nghiệp trên lý thuyết chứ không hề có những chiến lược kinh doanh, kế hoạch hành động bài bản, chi tiết. Thế nên hoạt động kinh doanh từ năm này qua năm khác vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí còn thụt lùi vì không có những định hướng và kế hoạch kinh doanh đúng đắn.
 

sai-lam-can-tranh-khi-quan-tri-doanh-nghiep
Sai lầm trong công tác lập kế hoạch

Lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng, như kim chỉ nam dẫn đường giữa biển trời mênh mông mà bạn đang phân vân không biết đi về hướng nào.

Là chủ doanh nghiệp, bạn phải hình dung hoạch định ra những công việc cụ thể cũng như những cơ hội, những thử thách trước khi bạn bắt đầu. May mắn chỉ đến với những người đã chuẩn bị. Sự chuẩn bị ở đây chính là việc nỗ lực xây dựng kế hoạch tốt nhất.

Những quốc gia có nền kinh tế tiên tiến phát triển, họ rất đề cao việc lập kế hoạch. Trong những dự án quan trọng của Nhật Bản, người ta có thể dành 80% thời gian để miệt mài lập kế hoạch, 20% còn lại là thực hiện. Nhưng khi đã bắt tay vào thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công, chứ không rơi vào tình trạng sai rồi sửa, như người dò đường. Vì mọi thứ đã được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết, bài bản nên nhân viên cứ theo lộ trình có sẵn mà thực hiện.

Vì vậy, làm việc gì cũng phải có kế hoạch, đây là điều tiên quyết trong việc vận hành và quản lý doanh nghiệp.

Tìm Hiểu Thêm:   Tối Ưu Hóa Chuỗi Giá Trị Doanh Nghiệp Đến Mức Tối Đa

4. Quản trị doanh nghiệp theo bản năng, thiếu tính hệ thống

Có một sự thật là, các nhà lãnh đạo đi lên từ chuyên môn như kế toán, kỹ thuật, giáo viên, Sale, Marketing…). Khi kinh doanh thường chỉ nghĩ đến bán hàng, bán hàng và bán hàng. Đây là một tư duy sai lầm khiến doanh nghiệp cứ bé mãi. Và đa phần đều phá sản trước 5 năm.

Nếu muốn doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững, thì hệ thống chính là một trong những yếu tố quan trọng mà các chủ doanh nghiệp phải chú trọng vào lúc này. Đó là hệ thống nhân sự, hệ thống kế toán, hệ thống công việc, hệ thống quy trình, quy định, quy trình, quy chế, …

Hệ thống là khung vững chắc cho mọi doanh nghiệp, có hệ thống doanh nghiệp mới phát triển bền vững được:

  • Chi phí sẽ giảm đi do ít mắc lỗi hơn
  • Quản lý nhân viên dễ dàng hơn
  • Hiệu suất lao động của nhân viên cao hơn, chăm chỉ hơn
  • Doanh số của bạn tăng trưởng bền vững
  • Đặc biệt hệ thống tốt thì mới dễ dàng nhân bản công ty, phát triển thành một Tập đoàn

 

sai-lam-can-tranh-khi-quan-tri-doanh-nghiep
Quản trị doanh nghiệp theo bản năng, thiếu tính hệ thống

5. Doanh nghiệp không có quy trình bài bản

Quy trình không chỉ mang đến sự ổn định khi xây dựng mà còn tối đa hóa được độ bền vững của nó.

Để vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả, bài bản, doanh nghiệp cần được có quy trình để giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ công việc ra sao, tiến hành những bước công việc nào và phải cần đạt kết quả như thế nào!

Có quy trình, mọi việc đều diễn ra bài bản, chuyên nghiệp,tiết kiệm thời gian. Hãy nhớ, quy trình là tài sản vô cùng quý giá mà mỗi doanh nghiệp phải tìm cách để xây dựng và lưu giữ để phát triển.

Đặc biệt, khi doanh nghiệp vận hành theo quy trình, doanh nghiệp sẽ không còn tình trạng phụ thuộc vào một cá nhân, giúp chủ doanh nghiệp có thể giải phóng lãnh đạo và dành thời gian để tìm hiểu những cơ hội mới để phát triển doanh nghiệp của mình.

6. Cách tổ chức cuộc họp, đào tạo thiếu chuyên nghiệp

Việc họp và đào tạo là hai yếu tố quan trọng nhằm định hướng chiến lược và phát triển năng lực đội ngũ. Thế nhưng, nếu bạn không biết cách tổ chức thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.

Tìm Hiểu Thêm:   Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp

Tổ chức cuộc họp hay đào tạo quá nhiều khiến kết quả không rõ ràng, thời gian cho việc họp và đào tạo chiếm nhiều hơn cả thời gian thực thi hành động, sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và kế hoạch mục tiêu của công ty.

Không những thế, khi công ty tổ chức cuộc họp và đào tạo quá nhiều dễ khiến cho nhân viên cảm thấy mệt mỏi, đứt quãng công việc, khó tập trung bứt phá.

Theo thống kê của các ông chủ lớn trên thế giới: Nếu doanh nghiệp của bạn họp quá nhiều, thời gian cuộc họp kéo dài 90 phút khiến công ty tiêu tốn đến 750 đô la vào tổng lương.
 

sai-lam-can-tranh-khi-quan-tri-doanh-nghiep
Cách tổ chức cuộc họp, đào tạo thiếu chuyên nghiệp

Là nhà lãnh đạo, bạn nên cân nhắc kỹ và đưa ra quyết định xem cuộc họp đó có quan trọng hay không? Hãy tiết kiệm thời gian để nhân viên của bạn tập trung làm việc và đạt được được mục tiêu đã đề ra.

7. Công ty không có định hướng mục tiêu rõ ràng

Không có mục tiêu chung cho toàn công ty, mục tiêu đến từng phòng ban, bộ phận và mục tiêu cho từng nhân viên thì nhân viên của bạn sẽ khó duy trì được sự tập trung trong công việc.

Mặt khác, không có mục tiêu rõ ràng sẽ khiến mỗi nhân viên nỗ lực theo cách họ nghĩ là đúng. Các mục tiêu lúc này chỉ là những nỗ lực cá nhân đơn lẻ, không có tính liên kết trong một tổng thể chung. Thậm chí, các nỗ lực cá nhân đó thậm chí có thể nghịch hướng, ảnh hưởng hay thậm chí triệt tiêu lẫn nhau gây lãng phí nguồn lực của tổ chức và thời gian, công sức nhân viên bỏ ra.

Như vậy, giá trị của một mục tiêu không chỉ nằm ở bản thân mục tiêu đó mà còn có thể giúp tổ chức, nhân viên của bạn cải thiện khả năng tập trung, động lực trong công việc.

Thiết lập mục tiêu phù hợp có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất công việc. Muốn gia tăng hiệu quả thiết lập mục tiêu, bạn có thể tham khảo nguyên tắc SMART, đảm bảo 5 yếu tố:

  • Specific (cụ thể)
  • Measurable (đo lường)
  • Achievable (khả thi)
  • Relevant (liên quan)
  • Time bound (giới hạn thời gian)
Xác định mục tiêu là bước quan trọng đầu tiên để thành công. Mục tiêu doanh nghiệp là những đích đến, kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được.