Ngoài vấn đề về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, một công ty không thể hoạt động khả thi trong thời gian dài nếu như nó không thành công về mặt tài chính. Việc quản trị tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi: Doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào? Hiện đang lỗ hay lãi? Có trong tay bao nhiêu tiền mặt? Có đủ tiền để đáp ứng những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn hay không? Sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào? So sánh tốc độ phát triển và lợi nhuận thuần với các đối thủ trong cùng ngành kinh doanh ? Nguồn vốn đến từ đâu?….
Quản trị & Chiến lược tài chính
Quản trị và chiến lược tài chính

Quản trị tài chính doanh nghiệp (Financial Management)

Là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính nhằm bảo vệ và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp đặt trọng tâm vào năng lực tổ chức, quản trị, điều hành hoạt động tài chính của các nhà quản trị thông qua những quyết định của họ. Các công việc chủ yếu của quản trị tài chính bao gồm:
  • Đánh giá tình hình tài chính và định giá doanh nghiệp
  • Dự báo nhu cầu vốn, huy động vốn và sử dụng hệ thống đòn bẩy
  • Quản trị vốn, tài sản, chi phí – doanh thu – lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chiến lược tài chính được thiết lập để chuẩn bị cho các kế hoạch đầu tư, bao gồm cả tăng trưởng kinh doanh, hoạt động sáp nhập hoặc mua lại,… Bên cạnh đó, một chiến lược đúng đắn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường, giảm thiểu rủi ro kinh tế và chi phí vốn. Đồng thời, giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy những nguồn vốn trung hạn, dài hạn ổn định an toàn từ các thị trường khác nhau.

Vai trò của quản trị tài chính đối với doanh nghiệp?

Hầu hết các doanh nghiệp cho dù đã kinh doanh trong nhiều năm hay mới bắt đầu, đều có 4 mục tiêu tài chính: khả năng sinh lời, thanh khoản, hiệu quả và ổn định. Do vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, nó giữ những vai trò chủ yếu sau:

KIỂM SOÁT DÒNG TÀI CHÍNH CỦA MỌI HOẠT ĐỘNG HAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC

Thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời.

vai-tro-cua-quan-tri-tai-chinh-doi-voi-doanh-nghiep
Vai trò của quản trị tài chính đối với doanh nghiệp

ĐÒN BẨY KÍCH THÍCH VÀ ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế tác động tới tăng năng suất, nâng cao lợi nhuận so với vốn đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀ TÀI TRỢ

Hoạch định không chưa đủ, lãnh đạo hay nhà quản trị tài chính phải quyết định phương pháp thực hiện hiệu quả, đồng thời xác định các khoản đầu tư và tài trợ cho hoạt động đầu tư vào tài sản, công nghệ, con người… như thế nào cho hợp lý. Để từ đó lợi nhuận được tăng trưởng phù hợp so với mức đầu tư tài sản cố định, máy móc hoặc từ việc nâng cấp công nghệ sản xuất hiện tại… để đáp ứng nhu cầu thị trường.

GIÁM SÁT, KIỂM TRA CHẶT CHẼ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh. Từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế.

quan-tri-tai-chinh
Quản trị tài chính

Những yếu tố tạo nên thành công của một chiến lược tài chính

1. LỰA CHỌN ĐÚNG CÔNG CỤ VỐN

Công cụ vốn có tính chất hoàn toàn khác với vốn tiền mặt, sở hữu nhiều  rủi ro hơn thị trường tiền tệ ví dụ như trái phiếu, cổ phiếu, các khoản vay doanh nghiệp… Giá trị dễ biến động bởi nhiều tác nhân và tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng thanh toán. Bù lại, những công cụ này có mức sinh lợi và lợi thế đòn bẩy cao hơn gấp nhiều lần tiền mặt. Doanh nghiệp cần xác định rõ cơ cấu vốn, nắm chắc chiến lược dài hạn để lựa chọn công cụ phù hợp với điều kiện của bản thân.

2. TÌM KIẾM NHÀ ĐẦU TƯ PHÙ HỢP

Để có được nguồn tiền ổn định cho các chiến lược phát triển, doanh nghiệp có thể lựa chọn kêu gọi đầu tư thay vì vay mượn. Nhà đầu tư luôn sẵn sàng hợp tác trước những cơ hội nhiều tiềm năng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo về chiến lược phát triển, tầm nhìn kinh tế,… Bên cạnh đó là minh bạch hóa thông tin nhằm khẳng định năng lực kinh doanh, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư.

3. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU

Cấu trúc vốn, giải thích một cách đơn giản đây là tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu. Song song với việc huy động vốn đầu tư, doanh nghiệp nên cẩn thận duy trì một mức tỷ lệ nợ cân đối nhất. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sớm xác định cấu trúc vốn phù hợp nhằm tạo ra đối trọng giữa rủi ro tài chính và lợi nhuận kinh doanh. Đồng thời, luôn luôn tìm phương án tối ưu hóa giá cổ phiếu song song với hoạt động giảm thiểu chi phí vốn.

Chiến lược tài chính là phương án kết hợp nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu những lợi thế và nhược điểm riêng biệt, vì vậy phân tích càng sâu sắc càng giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng chiến lược cho bản thân.

ĐĂNG KÝ tham gia chương trình đào tạo tại TOPCEO để doanh nghiệp bạn có thể phát triển bền vững hơn!