Vai Trò Của Nhà Quản Lý Trong Việc Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Lãnh đạo hiệu quả là một trong những nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp quan trọng. Các lãnh đạo sẽ giúp củng cố các giá trị hình thành nên văn hóa công ty đồng thời phân chia trách nhiệm cho mọi người.

 

Vai trò của xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Peter Drucker – nhà tư vấn quản trị hàng đầu thế giới đã nói rằng: “Culture eats strategy for breakfast” (tạm dịch với ngụ ý: văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho mọi chiến lược). Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là sức mạnh nội sinh quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Đây là hệ thống các giá trị chi phối mọi hoạt động kinh doanh và tạo nên bản sắc riêng cho từng doanh nghiệp. Hiểu một cách nôm na, một gia đình có gia phong (văn hóa, lối sống và cách giáo dục) tốt sẽ tạo ra những cá nhân ưu việt. Và một văn hóa doanh nghiệp (company culture) tiến bộ sẽ tạo ra những nhân sự tài năng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời cung cấp cho thị trường và lan tỏa những giá trị tích cực cho xã hội.

Vai Trò Của Nhà Quản Lý Trong Việc Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nó chứa tất cả những giá trị văn hóa đã xây dựng trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Đây là yếu tố chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và từng hành vi của các thành viên trong tổ chức tạo nên sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp là những gì nhân viên nghĩ và hành động như một thói quen tại nơi làm việc.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một chiến dịch ngắn hạn (trong vòng vài tháng hay một năm). Đó là cả một quá trình cần được khởi động ngay khi bắt đầu kinh doanh và phải liên tục được hoàn thiện và làm mới.

Việc xây dựng một nền văn hóa công ty tích cực, lành mạnh tại nơi làm việc sẽ giúp nhân viên trở nên đoàn kết và gắn bó với doanh nghiệp hơn. Một số lợi ích cụ thể của việc gắn kết nhân viên có thể kể đến bao gồm:

Tìm Hiểu Thêm:   Nhân Lực Số: Tăng Tiềm Năng Cho Sự Phát Triển Doanh Nghiệp

 

  • Chất lượng và độ an toàn cao hơn: Văn hóa tổ chức tích cực sẽ giúp cho nhân viên đưa ra những quyết định thông minh hơn, chú ý đến từng chi tiết nhỏ và hoàn thành công việc một cách cẩn thận, chu đáo. Điều này cũng giúp thúc đẩy và duy trì sự an toàn tại nơi làm việc.
 
  • Cân bằng công việc/cuộc sống: Hiện nay nhiều công ty thường chú trọng vào việc đẩy mạnh các chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhằm giúp cho các nhân viên có thể an tâm cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

 

Bên cạnh đó, việc có thể hợp 2 yếu tố quan trọng này của cuộc sống sẽ góp phần tạo động lực và hiệu quả làm việc cho nhân viên. Nó cũng góp phần làm giảm sự vắng mặt và tăng lòng trung thành của lực lượng lao động đối với tổ chức.

 

  • Dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Một nền văn hóa công ty tích cực sẽ giúp cho nhân viên có động lực để làm việc, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm và đặc biệt là khách hàng của công ty. Nhờ đó doanh số bán hàng tăng vọt và khách hàng cũng cảm thấy hài hơn với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

 

  • Tỷ lệ gắn bó cao hơn: Việc xây dựng nên một văn hóa công ty tích cực không chỉ góp phần mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động mà nó còn giúp cho các nhân viên có xu hướng gắn bó lâu dài hơn với công ty. Đơn giản là vì không có lý do gì để rời đi khi bạn cảm thấy được đánh giá cao, được lắng nghe và được phép thăng tiến.
 
  • Tăng lợi nhuận: Một công ty với nền văn hóa tích cực, lành mạnh sẽ tạo động lực để giúp thúc đẩy mọi thành viên trong lực lượng lao động gia tăng năng suất làm việc và từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Tìm Hiểu Thêm:   Tiêu Chí Để Xác Định Thị Trường Tiềm Năng

7 cách giúp các nhà lãnh đạo xây dựng văn hóa công ty tích cực

Việc này đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực của không ngừng nghỉ của nhà quản lý trong việc vận hành doanh nghiệp.
 

what is company culture expected change in 2020

Lãnh đạo hiệu quả là một trong những nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp quan trọng. Các lãnh đạo sẽ giúp củng cố các giá trị hình thành nên văn hóa công ty đồng thời phân chia trách nhiệm cho mọi người. Điều này có thể tạo ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên dựa trên chính phong cách lãnh đạo và việc thực thi chiến lược lãnh đạo. Và trên thực tế kể cả khi sự lãnh đạo đó là hiệu quả hay không hiệu quả thì nó vẫn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại nơi làm việc.

Vậy làm thế nào để các nhà lãnh đạo có thể xây dựng một nền văn hóa công ty tích cực cho tổ chức của mình. Dưới đây là 7 cách giúp các nhà lãnh đạo xây dựng văn hóa công ty tích cực:

Là hình mẫu để cho các nhân viên quan sát và học tập

Những nhà lãnh đạo phải là một hình mẫu hoặc tấm gương để nhân viên mình quan sát và học tập. Nếu một nhà lãnh đạo phạm lỗi, tốt hơn hết là họ nên có một lời xin lỗi kịp thời để củng cố lòng tin cho lực lượng lao động của mình.

Tích cực quan sát

Một chủ doanh nghiệp cần quan sát những gì đang xảy ra xung quanh văn phòng của mình. Tìm hiểu về môi trường làm việc và hành vi của các nhân viên. Điều đó có thể giúp cho bạn học hỏi và biết được nhiều điều thú vị xoay quanh các nhân viên của mình.

Xây dựng một môi trường giao tiếp mở

Cho phép nhân viên được tự do trình bày ý kiến trong các phiên hỏi đáp với lãnh đạo. Điều này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo có thể lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình và cũng là một cách tốt để củng cố các mục tiêu và giá trị của công ty. Doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống đào tạo trực tuyến MGE để tạo một môi trường giao tiếp mở, nơi nhân viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến đóng góp trong quá trình làm việc.

Phản hồi bằng hành động

Phản hồi chỉ thật sự hữu ích khi được thực hiện bằng hành động ngay sau đó. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến nhân viên bằng cách thực hiện hành động có ý nghĩa dựa trên chính những phản hồi của bạn đối với câu hỏi hoặc ý kiến từ người lao động.

Trao quyền cho nhân viên

Văn hóa tự chủ cho phép nhân viên dễ dàng giải quyết vấn đề và đổi mới nhiều hơn. Khi nhân viên được trao quyền, họ sẽ cảm thấy tự tin và đạt được hiệu quả cao hơn mong đợi.

Khuyến khích nhân viên học hỏi từ thất bại

Thất bại là điều không thể tránh khỏi, cho dù bạn là ai. Đừng trừng phạt mọi người thay vào đó hãy khuyến khích họ học hỏi từ những gì đã xảy ra và cải thiện trong lần tiếp theo.

Công nhận khi nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao

Khi các nhà lãnh đạo công khai thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên của họ, người lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn. Khi họ biết những đóng góp của họ là quan trọng, rằng những gì họ làm là có ý nghĩa và được cấp trên công nhận, nhân viên sẽ trung thành và gắn bó lâu dài với công ty.